Nếu bạn muốn biết Niacin là gì, nguồn gốc và tác dụng phụ, liều dùng của nó thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn. Khám phá ngay cùng Nucos Nhật Bản nhé!
Niacin được tìm thấy trong các loại thực phẩm thịt, trứng, rau xanh., hạt ngũ cốc,…
Trên thực tế, mọi bộ phận của cơ thể chúng ta đều cần Niacin để hoạt động bình thường. Vậy cụ thể Niacin là gì, sử dụng nó thế nào là hiệu quả nhất, tốt nhất cho sức khỏe? Bài viết này sẽ giải thích mọi thứ bạn cần biết về Niacin.
1. Niacin là gì?
Niacin là một dạng của Vitamin B3, được tìm thấy trong thịt, men bia, sữa, cá, trứng, hạt ngũ cốc, rau xanh. Niacin cũng được sản xuất trong cơ thể từ Tryptophan, được tìm thấy trong thực phẩm chứa Protein. Khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung ví như Collagen trắng da, Niacin thường được tìm thấy kết hợp với các Vitamin B khác.
Niacin được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, giúp tăng nồng độ Cholesterol tốt (HDL). Thuốc bổ sung Niacin và các sản phẩm kê đơn cũng được sử dụng thông qua đường uống để ngăn ngừa sự thiếu hụt Vitamin B3 và các bệnh liên quan như Pellagra.
2. Niacin có tác dụng phụ không?
Sản phẩm bổ sung Niacin an toàn khi dùng với liều lượng thấp hơn 35 mcg mỗi ngày.
Niacin có nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên nó cũng có một số tác dụng phụ. Cụ thể tác dụng phụ của Niacin là gì? Nucos Nhật Bản sẽ giải thích cặn kẽ trong nội dung bên dưới.
Khi dùng bằng đường uống với liều lượng thích hợp, Niacin an toàn tuyệt đối với hầu hết mọi người. Các sản phẩm kê đơn có chứa Niacin rất an toàn khi dùng theo chỉ dẫn. Thực phẩm chứa Niacin hoặc thực phẩm bổ sung Niacin an toàn khi dùng với liều lượng thấp hơn 35 mcg mỗi ngày.
Một tác dụng phụ thường gặp của Niacin là phản ứng bỏng rát, ngứa ran, đỏ mặt, cánh tay và ngực, đau đầu. Bạn dùng liều lượng nhỏ Niacin và uống 325 mg Aspirin trước mỗi liều Niacin sẽ giúp giảm các phản ứng này. Thông thường, phản ứng này sẽ biến mất khi cơ thể quen với thuốc. Rượu có thể làm cho phản ứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy tránh uống nhiều rượu trong khi dùng Niacin.
Các tác dụng phụ không đáng kể khác của Niacin là khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, đau miệng,… Khi dùng liều lượng trên 3 gam Niacin mỗi ngày, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Chúng bao gồm các vấn đề về gan, bệnh gút, viêm loét đường tiêu hóa, mất thị lực, lượng đường trong máu cao, nhịp tim không đều,…
3. Niacin (Vitamin B3) có trong loại thức ăn nào?
Bạn có thể bổ sung Vitamin B3 thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc thực phẩm bổ sung.
Để biết các loại thức ăn chứa nhiều Niacin là gì, mời bạn tham khảo bảng sau đây:
Món ăn | Miligam (mg)/ mỗi khẩu phần | Phần trăm DV ** |
Gan bò áp chảo – 3g | 14,9 | 93 |
Sốt Marinara (Spaghetti) – 1 cốc | 10.3 | 64 |
Ức gà, thịt ba chỉ nướng – 3g | 10.3 | 64 |
Ức gà tây, thịt ba chỉ nướng – 3 Ounce | 10.0 | 63 |
Cá hồi nấu chín – 3 Ounce | 8.6 | 54 |
Thịt thăn lợn quay – 3 Ounce | 6,3 | 39 |
Thịt bò xay (90% nạc) áp chảo – 3 Ounce | 5,8 | 36 |
Gạo lứt nấu chín – 1 chén | 5.2 | 33 |
Lạc rang khô – 1 Ounce | 4.2 | 26 |
Cơm trắng nấu chín – 1 chén | 2.3 | 14 |
Khoai tây nướng – 1 củ vừa | 2.3 | 14 |
Hạt hướng dương rang khô – 1 Ounce | 2.0 | 13 |
Bánh mì, lúa mì nguyên cám – 1 lát | 1,4 | 9 |
Bánh mì trắng – 1 lát | 1,3 | 8 |
Đậu lăng luộc chín để ráo – ½ chén | 1,0 | 6 |
Bulgur nấu chín – 1 chén | 0,9 | 6 |
Chuối – 1 quả vừa | 0,8 | 5 |
Nho khô – ½ chén | 0,6 | 4 |
Cà chua, anh đào – ½ chén | 0,5 | 3 |
Bông cải xanh luộc chín, để ráo, cắt nhỏ- ½ chén | 0,4 | 3 |
Hạt điều rang khô – 1 Ounce | 0,4 | 3 |
Sữa chua ít béo – 1 cốc | 0,3 | 2 |
Táo – 1 quả vừa | 0,2 | 1 |
Đậu gà đóng hộp, để ráo -1 chén | 0,2 | 1 |
Sữa (1% chất béo) – 1 cốc | 0,2 | 1 |
Cải bó xôi đông lạnh luộc, cắt nhỏ – ½ chén | 0,2 | 1 |
Đậu hũ sống – ½ chén | 0,2 | 1 |
Hành tây cắt nhỏ – ½ chén | 0,1 | 1 |
** DV là Daily Value (tạm dịch giá trị hàng ngày). Theo FDA Hoa Kỳ, DV Niacin là 16 mg cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. 1 Ounce ~ 28,35 gam.
4. Cảnh báo và các phương pháp phòng ngừa đối với Niacin
Niacin an toàn đối với phụ nữ mang thai khi dùng với liều lượng được khuyến cáo.
Niacin tuyệt đối an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú khi dùng bằng đường uống với liều lượng được khuyến cáo. Lượng Niacin được khuyến nghị tối đa cho phụ nữ trên 18 tuổi đang mang thai hoặc cho con bú là 35 mg mỗi ngày. Với phụ nữ dưới 18 tuổi thì liều lượng khuyến nghị là và 30 mg.
Đối với trẻ em, Niacin là an toàn tuyệt đối khi dùng bằng đường uống với lượng khuyến cáo cho mỗi nhóm tuổi. Nhưng trẻ em nên tránh dùng liều Niacin trên giới hạn khuyến nghị. Trẻ 1-3 tuổi nên dùng tối đa 10 mg, trẻ 4-8 tuổi tối đa 15 mg, trẻ 9-13 tuổi là 20 mg và trẻ em từ 14-18 tuổi dùng tối đa 30 mg Niacin mỗi ngày.
Niacin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng bằng cách giải phóng Histamine, hóa chất gây ra các triệu chứng dị ứng.
Ngoài ra, một lượng lớn Niacin có thể làm tăng nguy cơ tim đập không đều. Những người bị bệnh Crohn có thể có mức Niacin thấp và cần bổ sung trong thời gian bùng phát. Bên cạnh đó, Niacin có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường khi dùng Niacin nên kiểm tra lượng đường trong máu của họ một cách cẩn thận.
Một lượng lớn Niacin có thể gây ra bệnh gút. Niacin có thể làm tăng tổn thương gan. Do đó, bạn không nên sử dụng một lượng lớn Niacin nếu bị bệnh gan.
Niacin có thể làm cho vết loét dạ dày nặng hơn nên bạn không nên sử dụng một lượng lớn nếu đang gặp tình trạng viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, Niacin có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn cần ngừng dùng Niacin ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
5. Có thể kết hợp Niacin với các hợp chất khác không?
Niacin có thể tương tác với một số loại thuốc và một số loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến nồng độ Niacin. Tìm hiểu khả năng kết hợp với các hợp chất khác của Niacin là gì ngay.
5.1. Các hợp chất tương tác vừa phải với Niacin
Chúng ta không nên uống rượu với Niacin.
Rượu (etanol) tương tác với Niacin và Niacinamide (Vitamin B3) có thể gây đỏ mặt và ngứa. Uống rượu cùng với Niacin có thể khiến tình trạng đỏ bừng và ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Cũng có một số lo ngại rằng uống rượu với Niacin có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan.
Allopurinol và Probenecid được dùng để điều trị bệnh gút. Dùng liều lượng lớn Niacin có thể làm trầm trọng thêm bệnh gút và giảm hiệu quả của Allopurinol (Zyloprim) và Probenecid.
Carbamazepine (Tegretol) được cơ thể phân hủy. Có một số lo ngại rằng Niacinamide có thể làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy Carbamazepine (Tegretol).
Clonidine và Niacin đều làm giảm huyết áp. Dùng cả Niacin với Clonidine có thể khiến huyết áp của bạn trở nên quá thấp.
Sử dụng Niacin trong thời gian dài có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bằng cách tăng lượng đường trong máu, Niacin và Niacinamide có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường.
Các loại thuốc được sử dụng để giảm Cholesterol (chất cô lập Axit mật) có thể làm giảm lượng và hiệu quả của Niacin hoặc Niacinamide mà cơ thể hấp thụ. Do đó, bạn nên uống Niacin hoặc Niacinamide và các loại thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.
Niacin có thể ảnh hưởng xấu đến cơ. Một số loại thuốc được sử dụng để giảm Cholesterol được gọi là Statin cũng có thể ảnh hưởng đến cơ. Dùng Niacin cùng với các loại thuốc giảm Cholesterol này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.
5.2. Các hợp chất tương tác ít với Niacin
Dùng Aspirin liều cao có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải Niacin.
Aspirin thường được sử dụng cùng với Niacin để giảm tình trạng đỏ mặt do Niacin gây ra. Dùng Aspirin liều cao có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải Niacin. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có quá nhiều Niacin trong cơ thể và có thể dẫn đến các tác dụng phụ.
Niacin đôi khi có thể gây đỏ mặt và chóng mặt. Miếng dán Nicotine cũng có thể gây đỏ mặt và chóng mặt. Dùng Niacin và / hoặc Niacinamide (Vitamin B3) và sử dụng miếng dán Nicotine có thể làm tăng khả năng bị đỏ mặt và chóng mặt.
6. Liều dùng của Niacin
Tiếp đến, mời các bạn cùng Nucos Nhật Bản tìm hiểu liều dùng của Niacin là gì đối với từng trường hợp cụ thể. Các số liệu sau đây được tổng hợp từ các nghiên khoa học đáng tin cậy.
6.1. Liều dùng với người lớn
-
Sử dụng Niacin thông qua đường uống:
Uống Niacin có thể ngăn ngừa, điều trị tình trạng thiếu hụt Vitamin B3
Một số sản phẩm bổ sung có liệt kê Niacin trên nhãn ở dạng tương đương Niacin (NE). 1 mg Niacin tương đương với 1 mg NE. Khi Niacin được liệt kê trên nhãn là NE, nó cũng có thể bao gồm các dạng Niacin khác, bao gồm Inositol Nicotinate, Niacinamide và Tryptophan. Chế độ ăn kiêng được khuyến nghị hàng ngày (RDA) đối với Niacin ở người lớn là 16 mg NE đối với nam giới, 14 mg NE đối với phụ nữ, 18 mg NE đối với phụ nữ có thai và 17 mg NE đối với phụ nữ đang cho con bú.
Đối với người có Cholesterol cao, tác dụng của Niacin phụ thuộc vào liều lượng. Liều Niacin thấp nhất là 50 mg và cao nhất tới 12 gram mỗi ngày. Tuy nhiên, mức tăng HDL và giảm chất béo trung tính nhiều nhất xảy ra ở mức 1200 đến 1500 mg / ngày. Niacin mang lại tác dụng lớn nhất đối với LDL khi dùng ở mức 2000 đến 3000 mg / ngày. Niacin thường được sử dụng với các loại thuốc khác để cải thiện mức Cholesterol.
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị thiếu hụt Vitamin B3 và các bệnh liên quan như bệnh Pellagra. Giải pháp là bạn có thể dùng 300-1000 mg Niacin mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
Ngoài ra, bạn còn có thể uống Niacin để điều trị xơ cứng động mạch. Liều Niacin cao tới 12 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, với liều lượng khoảng 1 đến 4 gam Niacin mỗi ngày, bạn có thể duy trì sử dụng đến 6,2 năm. Bạn có thể uống Niacin một mình hoặc cùng với Statin hoặc chất cô lập Axit mật (một loại thuốc làm giảm Cholesterol).
Để giảm sự mất nước do độc tố tả, bạn dùng 2 gam Niacin mỗi ngày.
Đối với nồng độ mỡ máu bất thường do điều trị HIV / AIDS, bạn có thể dùng tối đa 2 gam Niacin mỗi ngày.
Với những ai mắc hội chứng chuyển hóa thì có thể dùng 2 gam Niacin mỗi ngày trong 16 tuần. Trong một số trường hợp, 2 gam Niacin/ngày (có thể dùng một mình hoặc với 4 gam Ethyl Ester Omega-3 theo toa).
-
Tiêm tĩnh mạch (IV) Niacin:
Giải pháp giúp ngăn ngừa và điều trị sự thiếu hụt Vitamin B3, các bệnh liên quan như bệnh Pellagra. Liều lượng khuyến cáo là 60 mg Niacin.
-
Tiêm Niacin qua cơ:
Tiêm 60 mg Niacin qua cơ cps thể ngăn ngừa, điều trị sự thiếu hụt Vitamin B3 và các bệnh liên quan như Pellagra.
6.2. Liều dùng cho trẻ em
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung Niacin cho bé.
Chế độ ăn uống được khuyến nghị hàng ngày (RDA) đối với Niacin ở trẻ em cụ thể như sau:
- Trẻ 0-6 tháng tuổi: dùng trung bình là 2 mg NE/ ngày.
- Liều lượng cho trẻ 7-12 tháng tuổi là 4 mg NE/ ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi: Dùng trung bình 6 mg NE/ngày.
- Các bé 4-8 tuổi trung bình có thể uống 8 mg N/ ngày.
- Trẻ 9-13 tuổi: Uống khoảng 12 mg NE mỗi ngày.
- Các bé trai 14-18 tuổi dùng mỗi ngày 16 mg NE.
- Bé gái 14-18 tuổi uống trung bình 14 mg NE mỗi ngày.
Để ngăn ngừa và điều trị thiếu hụt Vitamin B3, các bệnh liên quan như bệnh Pellagra, bạn có thể cho bé dùng 100-300 mg Niacin mỗi ngày, chia làm nhiều lần. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung Niacin cho bé nhé.
Niacin là một trong tám loại Vitamin B vô cùng quan trọng đối với mọi bộ phận của cơ thể. May mắn thay, bạn có thể nhận được tất cả lượng Niacin cần thiết thông qua chế độ ăn uống của mình. Thực phẩm cung cấp Niacin bao gồm thịt, cá, các loại hạt, hoặc bạn cũng có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng như Nucos Super White,… Như một chất bổ sung, Niacin có thể giúp giảm Cholesterol, giảm viêm khớp, tăng cường chức năng não,…
Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn dùng liều lượng lớn. Các hình thức bổ sung Niacin đôi khi được khuyến nghị để điều trị một số tình trạng bệnh lý. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể cần dùng Niacin, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Bạn đã hiểu rõ Niacin là gì, cách sử dụng của nó chưa? Liên hệ ngay với Nucos Nhật Bản để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nếu bạn còn thắc mắc về Niacin nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 0938 114 402
Website: https://bit.ly/web-nucos
Instagram: https://bit.ly/instagram-nucos
Shopee: https://bit.ly/shopee-nucos
Lazmall: https://bit.ly/lazadamall-nucos
Tiki : https://bit.ly/tiki-nucos-nhat-ban
Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại 163 Trần Huy Liệu, phường 8, quận Phú Nhuận, HCM để được nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn.
>>> Đọc thêm: Cách làm trắng da vùng cổ và gáy tại nhà hiệu quả và an toàn
>>> Đọc thêm: Da bị tăng sắc tố sau lăn kim phải làm sao để phục hồi?
>>> Đọc thêm: Anh sáng xanh có làm tổn hại da hay không?
>>> Đọc thêm: Làm trắng da và làm sáng da giống hay khác nhau?
>>> Đọc thêm: 12 thành phần làm trắng da thường được dùng trong mỹ phẩm